Chất liệu vải Cotton là gì - Dùng có tốt không?
Cotton là một trong những chất liệu may mặc phổ biến và được nhiều người biết tới nhất. Vậy, chất liệu vải Cotton là gì và có những đặc tính nào nổi bật mà được nhiều người sử dụng. Hãy cùng HappyBag khám phá những thông tin cơ bản về chất liệu này trong bài viết dưới đây.
Vải Cotton là vải gì?
Vải cotton là một trong những loại vải phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Được làm từ sợi bông tự nhiên, vải cotton nổi bật với các đặc tính như mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Đây là lý do vì sao vải cotton luôn là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm thời trang và gia dụng.
Vải Cotton đã được đánh giá cao nhờ độ thoáng khí, trọng lượng nhẹ và đặc tính mềm mại lành tính hơn so với những chất liệu vải khác. Màu sắc tự nhiên của Cotton thường là trắng hoặc vàng. Trải qua quá trình dệt và nhuộm, màu sắc sản phẩm trở nên đa dạng hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng phong phú của người tiêu dùng.
Hiện nay, vải Cotton được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: may mặc quần áo công nghiệp, sản xuất bao túi xách là chủ yếu. Ngoài ra, vải Cotton còn được sử dụng để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc ứng dụng trong các vật phẩm trang trí kiến trúc.
Nếu bạn đang muốn mua balo, túi xách với chất liệu vải này với giá cả phải chăng và có nhiều ưu đãi thì hãy liên hệ ngay với xưởng may HappyBag, chúng tôi có nhiều mẫu mã và đa dạng chất liệu cho bạn lựa chọn.
Những đặc tính nổi bật của vải Cotton
Tương tự như những chất liệu may mặc khác, vải Cotton cũng có những đặc tính nổi bật về màu sắc, kết cấu cũng như độ bền và hiệu năng sử dụng. Trong lĩnh vực dệt may, Cotton được đánh giá cao bởi những đặc tính ưu việt như sau.
Vải Cotton có độ thoáng khí cao, khả năng thấm hút tốt hơn so với các loại vải khác. Hầu hết các loại vải Cotton đều có trọng lượng trung bình, có đặc tính cách nhiệt tốt nhờ lớp thông khí đan xen giữa các sợi vải với nhau.
Vải Cotton được làm từ chất liệu vải sợi bông tự nhiên nên có đặc tính mềm mại, lành tính, an toàn với làn da người sử dụng. Mặc dù khả năng chống bám bẩn chỉ ở mức độ trung bình nhưng loại vải này lại rất dễ dàng vệ sinh.
Thông qua quy trình sản xuất công nghiệp, hầu hết các loại vải Cotton hiện nay đều có khả năng chống chịu tốt, độ bền cao, ít bị sờn rách theo thời gian sử dụng. Loại vải này cũng có đặc tính chống chịu được nước nóng và nhiệt độ tương đối cao mang lại khả năng ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực may mặc.
Hầu hết các loại vải Cotton hiện nay đều có giá thành rẻ hơn so với các loại vải tổng hợp khác.
Ưu Và Nhược điểm của chất liệu Cotton
Cotton là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới, được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc và các sản phẩm dệt may khác. Hãy cùng khám phá những ưu và nhược điểm của chất liệu cotton, để biết được tại sao loại vải này lại được ưa chuộng đến thế.
Ưu điểm chất liệu vải Cotton
- Thoáng khí: Vải cotton cho phép không khí lưu thông qua, giúp cơ thể luôn mát mẻ và thoải mái.
- Thấm hút mồ hôi: Cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp da luôn khô ráo.
- Mềm mại: Chất vải cotton rất mềm mại, mang lại cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da.
- Dễ dàng vệ sinh: Vải cotton dễ giặt và làm sạch, có thể giặt bằng tay hoặc máy giặt.
Nhược Điểm
- Dễ nhăn: Vải cotton nguyên chất dễ bị nhăn, cần ủi thường xuyên để giữ được vẻ ngoài phẳng phiu.
- Co rút: Cotton có thể bị co rút sau khi giặt, đặc biệt là khi giặt bằng nước nóng.
- Khả năng khô chậm: Vải cotton thấm nước nhiều nên thời gian khô thường lâu hơn so với các loại vải tổng hợp.
Những loại vải Cotton nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay?
Hiện nay, chỉ riêng phân loại vải Cotton đã có hơn 50 chất liệu khác nhau với những cấu tạo thớ vải, đặc tính và khả năng ứng dụng khác nhau. Trong đó, có thể kể tới những chất liệu chính bao gồm Cotton 100%.
Vải 100% Cotton là chất liệu có khả năng thấm hút tốt, chống bám bẩn, phù hợp với đặc tính khí hậu tại Việt Nam. Tuy nhiên, do cấu tạo từ chất liệu tự nhiên nên giá thành vải khá cao, dao động từ 150.000đ/kg trở lên tùy theo số lượng và màu sắc nên hiếm khi được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất thời trang. Loại vải này thường được phân chia theo kết cấu và phương pháp dệt, trong đó gồm Cotton dệt bông và Cotton dệt kim.
Vải Cotton dệt bông được chia thành 3 phân loại chính bao gồm Cotton lụa trơn, Cotton vải chéo và Cotton lụa bóng.
+ Vải dệt trơn có các thớ sợi ngang được tạo thành bằng phương pháp luồn các sợi tạo thành những vòng xoắn. Loại vải này bao gồm các chất liệu chính là Gingham và Chambray.
+ Cotton vải chéo được tạo thành bằng phương pháp dệt các sợi tạo thành một góc chéo. Loại vải này bao gồm các chất liệu phổ biến nhất là Denim, Gabardine và vải Herringbone.
+ Vải dệt lụa bóng có cấu tạo mảnh với ít thớ sợi hơn, thường được tạo thành bằng cách xoắn hoặc tạo đường ngang trên bề mặt sợi vải. Chất liệu này khá mịn với đặc tính có một mặt bóng và một mặt mờ.
Cotton dệt kim là loại vải Cotton được tạo thành từ máy dệt có kim kẹp sợi nhằm tạo thành sự khác biệt trong cấu trúc thớ vải. Loại vải này thường có trọng lượng nhẹ, cấu tạo sợi đan khít phù hợp với các lĩnh vực may mặc quần áo thời trang.
Cotton 65/35 (CVC) là loại vải Cotton được kết hợp từ chất liệu sợi PE và Cotton pha trộn theo tỉ lệ 35% PE và 65% Cotton. Vải có độ bền cao nhờ cấu trúc thớ sợi đan khít, đặc tính co giãn và độ bền cao. Giá thành của vải cũng rẻ hơn so với Cotton nguyên chất, dao động từ 120.000đ - 150.000đ/kg.
Tixi (Cotton 35/65) là loại vải Cotton pha trộn từ sợi PE và Cotton với tỉ lệ 35% Cotton và 65% PE. Chất liệu vải này có độ mềm mại cao nhưng vẫn đảm bảo form dáng, độ bền ưu việt và khả năng chống thấm tốt. Mức giá sản phẩm chỉ dao động từ 105.000đ/ kg nên được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực may mặc công nghiệp.
Hướng dẫn cách nhận biết vải Cotton
Chất liệu Cotton là chất liệu vải may túi xách ngoài ra còn được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thời trang khác nhau, từ quần áo cho tới balo thời trang. Để đảm bảo chất lượng sử dụng, người tiêu dùng nên nắm bắt các cách nhận biết vải Cotton đơn giản như sau:
Nhận biết bằng cảm nhận bên ngoài: Vải Cotton có kết cấu bề mặt khá mềm mại, các thớ sợi vải kích cỡ nhỏ mang lại cảm giác mịn màng khi sờ bằng tay. Bề mặt vải khá trơn láng, khi vò có để lại nếp nhăn nhẹ. Vải không có độ rũ mà giữ form dáng nhất định. Khi sờ vào có cảm giác bình thường, không mang lại cảm giác lạnh như các loại vải pha trộn khác.
Nhận biết bằng độ thấm nước: Thử nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt chất liệu Cotton. Hầu hết các loại vải Cotton hiện nay đều có độ thấm hút cao, khi thấm hút để lại các vệt sẫm màu trên thân vải, khi khô không để lại vết loang. Vải PE hay sợi tổng hợp thường ít thấm hút, khi thấm hút không để lại màu sắc khác biệt.
Nhận biết bằng cách thử đốt cháy mẫu thử: Đối với hầu hết các loại vải Cotton hiện nay, đốt cháy là phương pháp hiệu quả nhất giúp nhận biết sản phẩm. Sử dụng mẫu thử, đặt chúng vào một vật chứa và đốt cháy bằng que diêm. Khi sợi vải Cotton cháy hết sẽ để lại vụn tro, trong khi chất liệu vải Polyester thường để lại kết cấu dạng nhựa dẻo sau khi hoàn tất quá trình đốt cháy.
Cách vệ sinh chất liệu vải Cotton đơn giản nhất
Trong quá trình sử dụng chất liệu Cotton, người dùng cần lưu ý đặc tính dễ bám bẩn và thấm hút của sản phẩm. Loại vải này rất ít tính năng chống thấm, do đó, cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn.
Hầu hết các loại vải Cotton hiện nay đều có thể được vệ sinh tương đối dễ dàng bằng phương pháp giặt máy hoặc giặt tay, thông qua sự hỗ trợ của các hóa chất có độ tẩy rửa nhất định. Cách tốt nhất để vệ sinh chất liệu Cotton chính là ngâm vải trong hỗn hợp bột giặt và nước, sử dụng bàn chải mềm vệ sinh toàn bộ phần mặt trong và ngoài sản phẩm. Vắt khô và hong vải ở nơi thoáng mát sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ của vải trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chất liệu vải Cotton thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc thời trang. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hay để có thể chọn mua và phân loại chất liệu vải Cotton phù hợp theo từng nhu cầu sử dụng.