Những điều bạn cần biết khi chọn chất liệu vải Polyester

Thảo Nguyễn Tác giả Thảo Nguyễn 06/10/2024 15 phút đọc

Trong ngành công nghiệp may mặc, chất liệu vải Polyester được sử dụng rất phổ biến. Với những đặc tính nổi bật như độ bền cao, khả năng chống nhăn và dễ bảo quản, chất vải poly đã chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng Happybag tìm hiểu những thông tin về chất liệu vải này nhé. 

Tìm hiểu về chất liệu vải Polyester là gì?

Chất liệu polyester(Nylon) là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ các hợp chất hóa học, chủ yếu là ethylene, một dẫn xuất từ dầu mỏ. Vải polyester được phát triển lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất nhờ vào những đặc tính ưu việt của nó.

Về mặt hóa học, vải Polyester là một cấu trúc Polymer được hình thành bởi các hợp chất thuộc nhóm Ester. Hầu hết các loại vải Polyester tổng hợp đều được cấu thành bởi sợi Ethylene pha trộn với Terephthalic Acid mang lại kết cấu dẻo dai, bền chắc và có đặc tính chống thấm nước nổi bật. 

Chất liệu vải Polyester 2
Chất liệu vải polyester là một loại sợi tổng hợp

Trong một số lĩnh vực, vải Polyester có thể gồm một chất liệu duy nhất là nhựa tổng hợp, song, đa số chất vải này đều được sản xuất bằng cách kết hợp các chất liệu tổng hợp với bông hoặc một loại sợi tự nhiên khác. Sử dụng vải Polyester pha trộn giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể nên chất liệu này dần trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ưu và nhược điểm của vải Polyester

Để biết rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu thêm những ưu và nhược điểm của loại vải này mang lại.

Ưu điểm chất liệu vải polyester

Là loại vải được sản xuất nhân tạo, Polyester mang lại độ bền ưu việt nhờ cấu tạo đan khít được tạo thành bởi các hợp chất có gốc Ester. Điều này mang lại cho chất liệu vải khả năng chống chịu cao, dễ dàng tác động và điều chỉnh qua các bước sản xuất, chế biến, may mặc và cực kỳ bền bỉ trong quá trình sử dụng. 

Polyester là loại vải được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, nhất là lĩnh vực may balo theo yêu cầu, bởi đặc tính chống co rút, chống nhăn.

chất liệu vải polyester
Vải Polyester có trọng lượng nhẹ, dễ dàng tác động màu khi trải qua quá trình nhuộm

So với các loại vải thông dụng khác, vải Polyester có trọng lượng nhẹ, dễ dàng tác động màu khi trải qua quá trình nhuộm, phù hợp ứng dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp thời trang khác nhau. 

Vải polyester có co giãn không? Khả năng tạo form dáng tốt, giữ dáng bền bỉ, ít bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài cũng là đặc tính nổi bật của chất vải Poly. Loại vải này cũng rất ít bám bẩn và rất dễ vệ sinh thông qua các bước giặt sấy tại nhà.

Nylon có độ bền chắc cao, chống trầy xước và mài mòn ưu việt hơn so với các loại vải khác. Trọng lượng nhẹ, kết cấu bền màu và đàn hồi cao cũng là những đặc điểm nổi bật của chất liệu vải này. 

Mặc dù vải Nylon hút ẩm kém song lại nhanh khô, có khả năng chịu được nước, khó phân hủy và chống nấm mốc phù hợp với các mục đích sử dụng thông dụng nhất. 

Nhược điểm của vải Nylon trong may mặc

Bên cạnh những đặc điểm ưu việt, chất liệu Polyester cũng có những nhược điểm nhất định, bao gồm đặc tính thấm hút thấp, bề mặt bóng và khó phân hủy nên kém an toàn khi sử dụng. 

chất liệu vải polyester 1
Có khả năng thấm hút thấp

Nylon có khả năng thấm hút thấp, hầu như không hấp thụ độ ẩm. Các mẫu vải này cũng khá kém bền với nhiệt độ cao, dễ bắt lửa và bị đốt cháy.

Vì đặc tính này mà vải Nylon - Polyester sẽ có cảm giác nóng. Tuy nhiên khi pha cùng với chất liệu vải Cotton thì sợi vải sẽ có độ đàn hồi cao, không nhăn và hút ẩm tốt. 

35 cotton 65 polyester là vải gì? Vải thun cotton (TC - Tixi) với thành phần 35% cotton và 65% polyester có giá thành rẻ hơn so với vải thun cotton (CVC) với thành phẩn gồm 65% cotton và 35% polyester.

Bề mặt vải Nylon thường có độ bóng và sáng, không quá mềm mịn nên không mang lại cảm giác sang trọng như các chất liệu khác khi ứng dụng trong thời trang. 

Vải Nylon không có khả năng tự phân hủy sinh học như những chất liệu khác nên có thể gây hại tới môi trường nếu sử dụng về lâu dài.

Khả năng ứng dụng của chất liệu vải Polyester

Vải polyester, với các đặc tính nổi bật đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Trong ngành thời trang

Chất liệu polyester được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang nhờ vào tính đa dụng và khả năng giữ form tốt. Các sản phẩm thời trang từ vải polyester bao gồm:

  • Áo khoác: Chống nước và giữ ấm tốt, phù hợp cho thời tiết lạnh.
  • Đồ thể thao: Độ bền cao, dễ dàng vận động mà không lo bị rách hay nhăn.
  • Váy và đầm: Giữ form dáng đẹp, ít nhăn và dễ bảo quản.

Tại xưởng may HappyBag cung cấp một số sản phẩm balo, túi xách với chất vải Polyester với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của bạn.

chất liệu vải polyester 5
Vải Polyester thân thiện với môi trường

Trong ngành nội thất

Chất vải poly cũng được ưa chuộng trong ngành nội thất, từ rèm cửa, bọc ghế đến chăn ga gối đệm. Vải polyester mang lại sự bền bỉ và khả năng chống thấm nước, giúp bảo vệ các sản phẩm nội thất khỏi ẩm mốc và bụi bẩn.

Trong các sản phẩm khác

Ngoài thời trang và nội thất, polyester còn được sử dụng trong sản xuất nhiều sản phẩm khác như:

  • Túi xách: Độ bền cao và khả năng chống nước tốt, phù hợp cho các loại túi xách đi làm, đi học hoặc du lịch.
  • Lều trại: Chống thấm nước và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Balo: Bền bỉ, chống nước và dễ dàng làm sạch.

Phân loại vải Polyester phổ biến nhất

Trên thị trường hiện nay đang lưu hành 4 loại vải sợi Polyester phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhất. Đó là loại vải sợi xơ, vải Filament, vải Fiberfill và vải sợi thô. Về nguồn gốc, vải Polyester được chia thành vải Ethylene Terephthalate, vải PCDT và vải sợi tổng hợp (Plant Based Polyester).

Vải Ethylene Terephthalate là chất liệu vải Poly phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang và gia dụng. Loại vải này được sản xuất bằng cách trộn lẫn hợp chất Ethylene Glycol với Axit Terephthalic hoặc Methyl Ester cùng với chất xúc tác Antimon. Trong quá trình sản xuất cần gia nhiệt ở điều kiện chân không. Điều này mang lại khả năng tái chế cao cùng đặc tính dẻo dai đáng kể đối với loại vải này. 

PCDT là loại vải Polyester có độ đàn hồi cao cùng độ dẻo dai ấn tượng với trọng lượng khá nặng, thường sử dụng trong lĩnh vực trang trí gia dụng và nội thất. Ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu vải này là dùng làm rèm cửa. Để sản xuất vải PCDT, người ta cần kết hợp các hóa chất Poly-1, 4-Cyclohexylene-Dimylene Terephthalate với nhau. 

Plant Base Polyester là loại vải kết hợp giữa các chất hóa học với những loại sợi có nguồn gốc tự nhiên như bông hoặc len. Ưu điểm của chất liệu vải này là có độ đàn hồi cao, ít sờn rách, màu sắc tươi sáng phù hợp với các mục đích sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, so với vải thuần tổng hợp, chất liệu này có độ bền kém hơn, giá thành cao hơn và trọng lượng nặng hơn. 

chất liệu vải polyester 3
Chất liệu vải có độ đàn hồi cao, ít sờn rách, màu sắc tươi sáng

Hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh vải Nylon

Chất vải Polyester có độ dẻo dai, đàn hồi và kháng khuẩn cao. Chất vải khó bám bẩn nên khá dễ vệ sinh bằng cách sử dụng các loại nước tẩy rửa thông qua thao tác giặt tay hoặc giặt máy. Người dùng chỉ cần lưu ý tránh sử dụng chế độ giặt nước nóng vì vải kém bền với nhiệt nên rất dễ biến dạng. 

Hầu hết các chất liệu vải Nylon đều không cần là ủi bởi vải ít nhăn và dễ bị tác động bởi nhiệt độ cao. Khi là ủi, cần tránh tiếp xúc bề mặt vải với bàn là, tốt nhất nên sử dụng lớp lót và đặt chế độ nhiệt trung bình. Vải Nylon cũng cần tránh tiếp xúc với các loại thuốc tẩy và cần hong khô tự nhiên, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để tránh phai màu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chất liệu vải Nylon - Polyester. Có thể nói rằng đây là một trong những chất liệu vải ưu việt đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của đại đa số người tiêu dùng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thời trang tới nội thất. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chất liệu vải polyester.

Thảo Nguyễn
Tác giả Thảo Nguyễn Chuyên Viên
Thảo Nguyễn là chuyên viên chăm sóc khách hàng tại Xưởng may HappyBag. Cô có kinh nghiệm trong việc xử lý đơn hàng, đam mê viết blog về thời trang và mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
Bài viết trước Thông tin bạn cần biết về mẫu balo khủng long siêu dễ thương

Thông tin bạn cần biết về mẫu balo khủng long siêu dễ thương

Bài viết tiếp theo

Polyester và Cotton: Ưu nhược điểm từng loại vải

Polyester và Cotton: Ưu nhược điểm từng loại vải
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Fanpage
Nhắn tin Zalo
Hotline