Tìm hiểu về vải dệt kim - Chất liệu may mặc khá phổ biến

Thảo Nguyễn Tác giả Thảo Nguyễn 06/10/2024 15 phút đọc

Vải dệt kim (Tricot) là một trong những chất liệu may mặc thông dụng, phổ biến trong lĩnh vực thời trang và trang trí đời sống. Chất liệu này được đánh giá cao nhờ những đặc tính nổi bật về độ bền, màu sắc, khả năng co giãn cùng tuổi thọ sử dụng. Các bạn hãy cùng khám phá nhiều thông tin hơn về chất liệu này trong bài viết dưới đây nhé.

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là loại vải được hình thành thông qua hệ thống máy dệt kim có tác dụng tạo nên kết cấu vòng sợi liên kết với nhau theo quy luật tạo vòng. Trong khi các vòng sợi trước được cố định, những vòng sợi tiếp theo dần hình thành ở phía trước vòng sợi cũ sau đó chúng được đan cài vào nhau theo hình dạng zigzag nhằm tạo thành thớ vải.

vải dệt kim là gì
Kết cấu vòng sợi liên kết với nhau theo quy luật tạo vòng tạo nên một tấm vải

Cấu tạo dạng vòng sợi của vải dệt kim mang lại khả năng đàn hồi cao, ít khi tạo thành nếp nhăn. Chất liệu vải khó bị nhàu, do đó, giữ form dáng tốt, phù hợp với các mục đích ứng dụng cơ bản. Bề mặt vải có đặc tính mềm mại, thoáng khí và khá xốp giúp hạn chế bám bẩn và tăng độ bền khi sử dụng. 

So với các loại vải khác, vải dệt kim có độ dày thấp, song vẫn đảm bảo đặc tính co giãn và thấm hút tốt. Chất vải có khả năng giữ nhiệt ưu việt nhờ kết cấu sợi tăng cường quá trình thoát khí giữa các bề mặt với nhau. 

Hình ảnh hệ thống đan
Hệ thống đan sợi vải dệt kim

Các loại vải dệt kim phổ biến nhất hiện nay

Vải dệt kim được phân chia dựa trên các kiểu dệt ở bề mặt vải, gồm vải dệt kim thớ ngang và vải dệt kim đang dọc. 

Vải dệt kim đan dọc

Vải dệt kim đan dọc là loại vải được tạo ra bằng cách đan các sợi theo chiều dọc, tức là sợi được đan từ trên xuống dưới. Đây là một trong những loại vải phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thời trang nhờ vào độ bền và tính linh hoạt. Vải dệt kim đang dọc bao gồm vải Tricot, Milan và Raschel.  

Đặc điểm: 

  • Độ bền cao: Vải dệt kim đan dọc thường có độ bền cao hơn so với các loại vải khác do cấu trúc đan chặt chẽ của nó.
  • Ít bị giãn: Loại vải này ít bị giãn ra khi kéo, giúp giữ form dáng tốt hơn.
  • Khả năng hút ẩm tốt: Vải dệt kim đan dọc thường có khả năng hút ẩm tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái.

+ Tricot là loại vải có một mặt trái với hệ thống gân nang và một mặt phải với các gân sọc dọc mang lại kết cấu mềm mại, có độ ủ nhất định, khả năng đàn hồi cao. Loại vải này gồm các mẫu Tico, Lachelle, Milanis và Simplex, trong đó phổ biến nhất là Ticoto và Rasche. 

+ Milan là loại vải dệt kim có cấu tạo gồm các sườn gân dọc rõ nét nằm ở mặt phải và các đường chéo ở mặt phải. Vải có trọng lượng nhẹ, bề mặt mịn, đứng dáng, có độ ổn định và bền bỉ hơn so với các chất vải khác.

+ Raschel là loại vải có kết cấu khá phức tạp với hệ thống các mắt lưới thưa, hai mặt vải tương tự nhau về cấu trúc. Vải hầu như không co giãn, thường được sử dụng làm vật liệu thông gió trong các ứng dụng thời trang. 

vải dệt kim 3
Vải có trọng lượng nhẹ, bề mặt mịn

Vải dệt kim đan ngang

Vải dệt kim đan ngang là loại vải được tạo ra bằng cách đan các sợi theo chiều ngang, tức là từ trái sang phải. Loại vải này cũng rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vải dệt kim đang ngang được chia thành 3 loại chính là vải Rib, Single Jersey và Interlock. 

Đặc điểm 

  • Độ co giãn tốt: Vải dệt kim đan ngang có độ co giãn tốt hơn so với vải dệt kim đan dọc, đặc biệt là theo chiều ngang.
  • Mềm mại: Loại vải này thường mềm mại và thoải mái khi tiếp xúc với da.
  • Dễ dàng chế tạo: Vải dệt kim đan ngang dễ dàng chế tạo và có thể được sản xuất nhanh chóng, giúp giảm chi phí sản xuất.

+ Rib là loại vải có 2 mặt phải cấu tạo từ các cột vòng phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái, tạo thành hai lớp cột vòng trên hai mặt phẳng song song với nhau. Vải Rib có độ dày cao, khả năng đàn hồi tốt và ít bị quăn mép như các loại vải dệt kim khác. 

+ Single Jersey là loại vải có mặt phải và mặt trái khác nhau rõ rệt. Mặt phải của thớ vải gồm các trụ vòng, trong khi mặt trái gồm các hàng vòng. Vải có độ dày trung bình, dễ bị quăn mép khi sử dụng. 

+ Interlock có cấu tạo tương tự như vải Rib, có hai mặt phải tương tự nhau với hệ thống cột vòng phải ở lớp này chồng khít với cột vòng phải của lớp kia. Vải có đặc tính mịn, ít bị quăn góc và hầu như không co giãn.

Single Jersey
Vải dệt kim đan ngang có độ co giãn tốt

Ứng dụng phổ biến của vải dệt kim

Một trong những ứng dụng cơ bản và quan trọng nhất của chất liệu vải dệt kim chính là được sử dụng cho các lớp vải lót của balo, hộp đựng quần áo hay hộp trang sức. Với đặc tính không co giãn, tricot được xem là có thể giữ nguyên kết cấu sản phẩm trong thời gian dài, hạn chế tình trạng chảy xệ hoặc hư hỏng khi sử dụng. Vải cũng có cấu tạo đặc biệt hạn chế sờn rách. 

Ứng dụng của vải dệt kim đan dọc

Thời trang thể thao: Do đặc tính bền và co giãn tốt, vải dệt kim đan dọc thường được sử dụng trong các sản phẩm thời trang thể thao như áo thể thao, quần leggings.

Trang phục công sở: Các loại áo sơ mi, váy và quần công sở cũng thường được làm từ vải dệt kim đan dọc để mang lại sự thoải mái và vẻ ngoài chuyên nghiệp.

ứng dụng vải dệt kim
Ứng dụng của vải dệt kim trong ngành thời trang

Ứng dụng của vải dệt kim đan ngang

Áo phông: Vải dệt kim đan ngang thường được sử dụng để sản xuất áo phông do tính co giãn và mềm mại của nó.

Trang phục trẻ em: Với đặc tính mềm mại và an toàn cho da, vải dệt kim đan ngang là lựa chọn phổ biến cho trang phục trẻ em.

Quần áo thường ngày: Các loại quần áo mặc hàng ngày như quần short, váy, áo khoác nhẹ cũng thường được làm từ loại vải này.

Ngoài ra, chất liệu vải dệt kim còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, vật dụng trang trí gia đình. Những sản phẩm quần áo búp bê trang trí, đồ vật trưng bày đều có thể được sản xuất từ chất liệu này với mức giá rẻ và tuổi thọ cao hơn so với chất liệu Polyester

Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh vải dệt kim 

So với các loại vải khác, vải dệt kim được đánh giá cao nhờ chất liệu mềm mại, có độ đàn hồi cao cùng khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, vải dệt kim cũng cần được bảo quản và sử dụng đúng cách nhằm mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu nhất. Dưới đây, xưởng may HappyBag sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh loại vải này. 

+ Vải cần được giặt với chế độ giặt máy nhẹ nhàng hoặc giặt nhẹ bằng tay với các loại nước giặt, bột giặt có độ tẩy rửa vừa phải trong thời gian ngắn. Tránh tác động lực khi giặt sấy vải dệt kim bởi sợi vải có độ co giãn, dễ bị mất form dáng khi sử dụng.

+ Vải khá dễ bám bẩn do cấu trúc bề mặt không phẳng, do đó, cần được vệ sinh định kỳ đúng theo hướng dẫn. Trong quá trình sử dụng vải, cần tránh tiếp xúc chất liệu với các hóa chất tẩy rửa mạnh để tránh bị loang hoặc mất màu. 

+ Vải dệt kim cần được hong khô nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời nhằm đảm bảo tuổi thọ. Hạn chế ma sát mạnh hay sử dụng nhiệt tác động đối với chất liệu dệt kim. 

vải dệt kim 5
Hướng dẫn vệ sinh vải dệt kim luôn bền đẹp

Vải dệt kim được xem là chất liệu phổ biến nhất trên thị trường may mặc hiện nay nhờ mức giá rẻ cùng khả năng ứng dụng rộng rãi. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chất liệu vải dệt kim độc đáo này để ứng dụng trong đời sống may mặc. 

Thảo Nguyễn
Tác giả Thảo Nguyễn Chuyên Viên
Thảo Nguyễn là chuyên viên chăm sóc khách hàng tại Xưởng may HappyBag. Cô có kinh nghiệm trong việc xử lý đơn hàng, đam mê viết blog về thời trang và mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
Bài viết trước Vải giả da Simili là gì, có tốt không - Cách phân biệt vải giả da với da thật

Vải giả da Simili là gì, có tốt không - Cách phân biệt vải giả da với da thật

Bài viết tiếp theo

Khám phá ứng dụng đa dạng của vải cotton 4 chiều trong cuộc sống hàng ngày

Khám phá ứng dụng đa dạng của vải cotton 4 chiều trong cuộc sống hàng ngày
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Fanpage
Nhắn tin Zalo
Hotline